Chứng rối loạn đa nhân cách là gì? Sự thật về căn bệnh tâm lý này 

Chứng rối loạn đa nhân cách là gì? Sự thật về căn bệnh tâm lý này 

0 Comments

Theo những khảo sát gần đây, tỷ lệ người mắc căn bệnh đa nhân cách chiếm khoảng 0.01 – 1% dân số. Thực sự đây là một con số không nhỏ và đáng quan ngại. Vậy chứng rối loạn đa nhân cách là gì? Những sự thật về căn bệnh đa nhân cách sẽ được hé lộ trong bài viết dưới đây. 

Chứng rối loạn đa nhân cách là gì? Mức độ nguy hiểm khi bị căn bệnh này 

Đến nay, đây vẫn là bệnh lý vô cùng phức tạp gây ra nhiều tranh cãi cho các chuyên gia. Liệu người bị đa nhân cách sẽ như thế nào? Căn bệnh này có thực sự nguy hiểm như người ta khuyến cáo. 

Bệnh đa nhân cách là gì? 

Bệnh đa nhân cách hay còn có cách gọi khác là rối loạn nhân cách chính là chứng bệnh tâm lý có ảnh hưởng đến hành vi cũng như thái độ người bệnh. Khi mắc phải, người bệnh sẽ tồn tại cùng lúc hơn 1 nhân cách. Trong đó sẽ có một nhân cách bình thường cùng những nhân cách khác về bệnh lý. Cụ thể sẽ như sau: 

Rối loạn đa nhân cách là một bệnh lý tâm thần nguy hiểm 
Rối loạn đa nhân cách là một bệnh lý tâm thần nguy hiểm
  • Nhân cách bình thường: Đây là nhân cách vẫn thể hiện tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức của xã hội. Chấp hành đúng các thể chế ở xã hội hiện hành. 
  • Nhân cách bệnh lý: Nó thể hiện rõ ở cách sống, việc cư xử cùng những phản ứng khác biệt hoàn toàn với những người bình thường. 

Thường thì khi có một nhân cách nào đó đang ngự trị thì người bệnh sẽ không nhớ được mình đã làm gì khi tồn tại nhân cách cũ. Thế nên những người bị bệnh đa nhân cách sẽ kèm theo chứng mất trí nhớ. Chính người bệnh cũng không nhận ra mà cho rằng mình đã ngủ ở trong khoảng thời gian đó. 

Có thể nói, mất đi ký ức, trí nhớ và những việc đã xảy ra chính là đặc điểm nhận biết rõ nhất của người bị rối loạn nhân cách. 

Mức độ nguy hiểm khi bị đa nhân cách là gì? 

Thực tế, rối loạn nhân cách là một trong những căn bệnh tâm lý cực kỳ nguy hiểm. Đầu tiên, căn bệnh làm ảnh hưởng và xáo trộn cuộc sống, thói quen cũng như hành vi của người bị bệnh. Khi đã bị nhiều nhân cách chi phối thì bệnh nhân sẽ có những hành động gây hại cho bản thân và những người xung quanh. 

Người mang căn bệnh này sẽ tự tạo ra nhiều nhân cách khác nhau 
Người mang căn bệnh này sẽ tự tạo ra nhiều nhân cách khác nhau

Minh chứng rõ ràng nhất phải kể đến trường hợp của những tên tội phạm Kenneth Bianchi và Angelo Buono. Khi mắc chứng đa nhân cách, hai tên sát nhân đã thực hiện 10 vụ án man rợ tại Los Angeles chỉ trong vòng 5 tháng. 

Tính chất nguy hiểm của căn bệnh có phụ thuộc vào nhóm nhỏ hành vi của nhân cách. Chẳng hạn, khi nhân cách bị rối loạn sẽ được phân chia thành từng nhóm hành vi sau: 

  • Nhóm A: Nhóm này sẽ bao gồm rối loạn nhân cách phân liệt, phân lập và nhân cách hoang tưởng. 
  • Nhóm B: Ở nhóm này sẽ bao gồm rối loạn nhân cách chống lại xã hội, nhân cách ái kỷ và nhân cách ranh giới. 
  • Nhóm C: Nó sẽ gồm có nhân cách tránh né, ám ảnh cưỡng chế và nhân cách phụ thuộc. 

Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh đa nhân cách 

Ngày nay, y học đưa ra được nguyên nhân chính xác hình thành căn bệnh đa nhân cách. Thế nhưng cũng đã có một số giả thuyết liên quan đặt ra, bệnh lý thường xảy ra ở những người: 

  • Trong giai đoạn thời thơ ấu đã từng trải qua nhiều tổn thương sâu sắc như: bị ngược đãi, đánh đập, thiếu sự chăm sóc quan tâm từ cha mẹ,… 
Chính tổn thương tâm lý thời thơ ấu đã khiến căn bệnh này nảy sinh 
Chính tổn thương tâm lý thời thơ ấu đã khiến căn bệnh này nảy sinh 
  • Nguyên nhân thứ hai có thể do vấn đề thần kinh và não bộ. Ở một khoảng thời gian nào đó đã bị chấn thương não hoặc não bị thiếu chất serotonin. 

Bên cạnh đó có nhiều quan điểm khác chỉ ra rằng thực tế từ khi con người sinh ra đã tồn tại trong mình nhiều nhân cách khác nhau. Trường hợp được nuôi dạy trong môi trường với đạo đức và lối sống chuẩn mực. Lúc đó nhân cách tốt dần dần phát triển và vui lấp đi các nhân cách xấu. 

Thế nhưng những cái xấu chỉ vùi lấp chứ không hề biến mất. Do đó, nếu gặp phải một tác nhân nào đó sẽ khiến cho nhân cách kia trỗi dậy. Và bệnh đa nhân cách một lần nữa được hình thành. 

Triệu chứng khi bị đa nhân cách là gì?

Thực tế rất khó để chẩn đoán chính xác một người nào đó có đang mắc chứng rối loạn đa nhân cách không. Thường thì để xác định được bệnh phải có sự can thiếu từ các chuyên gia tâm lý. Phần lớn để xác định bệnh lý này người ta sẽ dựa vào các triệu chứng như sau: 

Có nhiều nhân cách cùng tồn tại 

Mỗi một nhân cách thường sẽ có suy nghĩ và nhận thức khác nhau hoàn toàn. Thậm chí chúng còn là sự đối lập với nhau về thế giới quan xung quanh cùng những câu chuyện đã xảy ra. 

Ở mỗi một thời điểm sẽ có những nhân cách khác nhau cùng tồn tại 
Ở mỗi một thời điểm sẽ có những nhân cách khác nhau cùng tồn tại

 Tồn tại khoảng trống ký ức 

Như đã nói ở trên, hầu hết những người bị đa nhân cách sẽ đi kèm theo chứng mất trí nhớ. Bệnh nhân còn có thể quên cả những thông tin cá nhân quan trọng của bản thân. Ngay cả những sự kiện, việc đã làm diễn ra trong ngày đều không nhớ. 

Lối sinh hoạt bất thường 

Mỗi khi có nhân cách khác ngự trị thì người bệnh sẽ có lối sinh hoạt khác nhau. Một nghiên cứu đã thực hiện với một nhóm người chỉ ra rằng, khi mắc căn bệnh đa nhân cách ở mỗi một nhân cách sẽ thực hiện hành động khác. Chẳng hạn như nhân cách bình thường sẽ đi ngủ vào ban đêm. Nhưng nếu nhân cách khác ngự trị thì người đó có xu hướng thực hiện hành động vào ban đêm. Ví dụ như sẽ đi dạo, nấu ăn hoặc làm việc… 

Gặp vấn đề về tâm lý 

Thường những người đa nhân cách sẽ thay đổi cảm xúc một cách liên tục, trầm cảm, lo lắng, hoảng loạn. Nặng hơn họ có thể mắc chứng ám ảnh, muốn tự tử, sinh ra ảo giác về thị giác – thính giác, rối loạn giấc ngủ. 

Tâm lý của người bệnh thường nảy sinh nhiều vấn đề 
Tâm lý của người bệnh thường nảy sinh nhiều vấn đề

Phương pháp điều trị thích hợp với người đa nhân cách là gì? 

Khi đã xác định rõ bệnh nhân mắc rối loạn đa nhân cách thì các bác sĩ tâm lý sẽ áp dụng những phương pháp điều trị như sau: 

Áp dụng liệu pháp tâm lý 

Hầu hết các bác sĩ sẽ hướng đến nhân tố ở bên trong để giúp bệnh nhân hiểu rõ được cảm xúc của chính mình. 

Sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi 

Mục tiêu của cách điều trị này chính là hướng đến những khía cạnh đặc biệt liên quan đến suy nghĩ, cảm xúc, hành vi , hay tình trạng rối loạn nhân cách. Tương ứng với những khía cạnh kể trên, bác sĩ sẽ đi vào phân tích hành vi và tâm lý để trị liệu cho bệnh nhân.

Ứng dụng liệu pháp cộng đồng 

Người bị bệnh sẽ được tham gia nhiều khóa điều trị công đồng trong một khoảng thời gian vài tháng. Đây được coi là biện pháp điều trị rối loạn đa nhân cách hiệu quả nhất. Chấp nhận trị liệu, bệnh nhân sẽ được khuyến khích chia sẻ, trải lòng về cảm xúc cũng như hành vi của mình. 

Những người xung quanh và gia đình nên quan tâm, động viên 
Những người xung quanh và gia đình nên quan tâm, động viên

Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể đưa ra cảm nhận về hành vi của người bệnh khác. 

Điều trị bằng thuốc 

Đến nay vẫn chưa có một loại thuốc đặc trị vào dành cho chứng rối loạn đa nhân cách. Tuy nhiên cũng có một số loại thuốc được người bệnh sử dụng nhằm cân bằng lại lượng hormone và hóa chất có trong não. 

Cụ thể đó là loại thuốc chống trầm cảm hỗ trợ cải thiện tâm trạng và nguy cơ tự tử. Ngoài ra còn có thuốc an thần giúp cân bằng lại tâm lý người rối loạn đa nhân cách phân liệt hoặc hoang tưởng, thuốc chống âu lo, kích động… 

Bên cạnh những phương pháp trị liệu trên thì khi tiếp xúc với người đa nhân cách cũng cần chú ý hơn. Tốt nhất hạn chế tối đa những va chạm để tránh người bị bệnh mất bình tĩnh hay quá khích. 

Có nhiều loại thuốc giúp khắc phục những vấn đề liên quan tâm lý 
Có nhiều loại thuốc giúp khắc phục những vấn đề liên quan tâm lý

Một số chú ý khi nói chuyện với người bị rối loạn đa nhân cách 

Hầu hết những người bị đa nhân cách đều trải qua quá khứ đau buồn, phải đối mặt với những sự kiện dẫn đến sang chấn tâm lý. Chính vì thế họ rất nhạy cảm và đôi khi còn thể hiện cảm xúc có phần thái quá. Nếu nói chuyện với họ thì cần phải lưu ý một số vấn đề sau: 

Chỉ nên chia sẻ không được phán xét 

Yếu tố quan trọng nhất khi nói chuyện với người đa nhân cách và chia sẻ chứ không phán xét. Thực ra nhiều người chưa thực sự hiểu về rối loạn đa nhân cách nên nhầm lẫn rằng bệnh nhân cố ý xây dựng nhân cách khác để thỏa mãn bản thân. 

Nhưng thực tế, những dạng nhân cách này đã được hình thành bởi sự rối loạn trong não bộ. Chính bản thân người mắc phải cũng hoàn toàn không phát hiện ra mình bị bệnh. Nhiều khi bệnh nhân còn quên đi ký ức có ở nhân cách khác và nghĩ rằng thời điểm đó mình đã ngủ. 

Nói chuyện với người đa nhân cách cần kiên nhẫn và nhẹ nhàng 
noi-chuyen-voi-nguoi-da-nhan-cach

Khi có dịp trò chuyện với bệnh nhân rối loạn nhân cách hãy thăm hỏi cuộc sống và vấn đề mà họ đang đối mặt. Khi cảm thấy sự thoải mái, người bệnh sẽ chia sẻ với bạn cảm xúc và suy nghĩ trong họ. Bạn sẽ đóng vai trò người lắng nghe, bày tỏ sự đồng cảm và thấu hiểu. 

Tuyệt đối dùng lời nói phán xét vì phải đối mặt với chứng bệnh này không phải lỗi của họ. Hơn nữa người đa nhân cách có tâm lý không ổn định, nhạy cảm quá mức. Với lời nói có tính chất phán xét sẽ kích thích cơ chế phòng vệ và làm hình thành nhiều nhân cách khác. 

Ủng hộ quyết định của người bệnh 

Khi nói chuyện, hãy thể hiện bạn luôn ủng hộ quyết định của người đa nhân cách. Như đã nói ở trên, hầu hết họ đều bị tổn thương về tâm lý, nhiều trường hợp từng bị chối bỏ, lạm dụng. Thế nên có được sự ủng hộ từ phía bạn sẽ tăng thêm động lực để họ tiếp tục điều trị căn bệnh. 

Thể hiện thái độ đồng tình cũng tạo dựng mối quan hệ với người bệnh. Như thế sẽ giúp cho bệnh nhân phục hồi chức năng tâm lý, xã hội và có chỗ dựa tinh thần khi bị căng thẳng. 

Người xung quanh cần lắng nghe tôn trọng ý kiến để việc điều trị nhanh chóng 
Người xung quanh cần lắng nghe tôn trọng ý kiến để việc điều trị nhanh chóng

Những bệnh nhân đa nhân cách có sự hỗ trợ từ bạn bè, gia đình và người xung quanh sẽ đáp ứng tốt điều trị hơn so với người đơn độc một mình. Hãy nhớ rằng chỉ một lời nói đơn giản của bạn đã có thể tiếp thêm hy vọng cho người bệnh. 

Bình tĩnh khi họ chuyển đổi nhân cách khác 

Chắc chắn khi nói chuyện cùng người bị đa nhân cách sẽ có lúc gặp tình trạng xuất hiện thêm nhân cách khác thay thế. Khi trong nhân cách khác có lẽ chính người bệnh cũng không biết bạn là ai. Trong trường hợp này, bạn hãy bình tĩnh tránh hoảng loạn làm cho người bệnh kích động. 

Có thể nhân cách khác của họ sẽ tỏ ra bối rối hay sợ hãi khi nhìn thấy bạn. Ngay lúc này bạn có thể giới thiệu bản thân nhưng không nên đề cập đến mối quan hệ giữa cả hai. Vì khi ở nhân cách mới họ có giới tính, độ tuổi, ngoại hình, tính cách linh hoạt và trái ngược nhân cách chính. 

Tránh giới thiệu bạn đời, bạn bè, đồng nghiệp bởi nó dễ làm cho người bị bệnh hoảng loạn, sợ hãi. 

Khi nói chuyện cần phải bình tĩnh để tâm lý người kia được giải tỏa
Khi nói chuyện cần phải bình tĩnh để tâm lý người kia được giải tỏa

Động viên họ thể hiện cảm xúc bên trong 

Khi cả hai đã thực sự hòa hợp trong cuộc trò chuyện, hãy khơi gợi để người đó tự động bày tỏ cảm xúc. Đa phần người mang bệnh lý này đều đã bị tổn thương tâm lý trong quá khứ.

Vì vậy, người mang bệnh thường có xu hướng kìm nén lại cảm xúc và suy nghĩ thật của bản thân. Việc che đậy cảm xúc trong thời gian dài sẽ tạo ra cơ chế hình thành ra một nhân cách mới hoặc gia tăng vấn đề tâm lý. 

Muốn bệnh nhân giải tỏa được cảm xúc, mọi người hãy động viên để người đa nhân cách bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc. Nhưng cũng không nên ép buộc bệnh nhân chia sẻ khi không thoải mái. Cần phải tạo sự thoải mái cho cuộc trò chuyện bằng việc chủ động chia sẻ những vấn đề bản thân mình đang đối mặt. 

Thông qua những chia sẻ, người bệnh cũng sẽ hiểu rằng bất cứ ai cũng phải đối mặt với vấn đề riêng.Từ đó, họ giảm đi cảm giác tự ti, mặc cảm và xấu hổ thoải mái hơn trong trò chuyện và ứng xử. 

Động viên để người bệnh yên tâm thể hiện cảm xúc bên trong 
Động viên để người bệnh yên tâm thể hiện cảm xúc bên trong

Luôn dùng lời nói khích lệ, động viên 

Khi nói chuyện với người đa nhân cách cần có lời nói thể hiện sự quan tâm. Trường hợp người đó bày tỏ sự chán nản và mệt mỏi trong lúc điều trị thì nên thể hiện sự đồng cảm với vấn đề ấy. Sau khi đã bày tỏ sự thấu hiểu cần động viên người mang bệnh điều trị. Bởi đây là giải pháp hoàn hảo giúp họ ổn định được cuộc sống và tinh thần thoải mái. 

Những lời quan tâm và động viên từ bạn đôi khi không thể thay đổi được suy nghĩ của bệnh nhân. Thế nhưng qua lời nói, người kia sẽ cảm nhận được tình cảm và sự quan tâm từ bạn. Điều ấy giảm được sự kích thích và làm tâm lý bệnh nhân được ổn định hơn. Yếu tố này hạn chế được sự xuất hiện nhiều hơn các dạng nhân cách khác. 

Tôn trọng bệnh nhân 

Một nguyên tắc quan trọng khi nói chuyện cùng với người có bệnh lý rối loạn nhân cách là luôn tôn trọng họ trong cuộc trò chuyện. Bản thân người mang chứng bệnh rối loạn nhân cách đã nhạy cảm hơn bình thường. Thế nên họ cảm nhận được người xung quanh đang xem nhẹ và coi thường. 

Trong cuộc trò chuyện cần tôn trọng ý kiến của người có bệnh lý đa nhân cách 
Trong cuộc trò chuyện cần tôn trọng ý kiến của người có bệnh lý đa nhân cách

Nếu nói chuyện cùng người mang bệnh, tốt nhất không nên đối xử họ như người mang bệnh. Bởi điều này sẽ khiến mối quan hệ tồi tệ và ảnh hưởng thêm đến chất lượng cuộc sống. Sự tôn trọng nên được thể hiện rõ qua cử chỉ và lời nói. Cần cố gắng chú ý đến biểu cảm, ngôn từ của bạn để tránh gây những tổn thương tâm lý. 

Không nhắc đến bệnh tình 

Vấn đề lớn nhất mà người mắc chứng rối loạn nhân cách phải đối mặt là các  triệu chứng tâm thần. Tốt nhất không đề cập quá nhiều đến bệnh tình của họ. Nếu thật thân thiết thì nên hỏi han chứ không cần đào sâu. 

Trường hợp người bệnh mang bệnh chủ động chia sẻ thì nên thể hiện sự đồng cảm. Thay vì tập trung thăm khám và điều trị thì nên đặt câu hỏi để cảm nhận người bệnh có thoải mái trong lúc điều trị không. Việc tập trung vào suy nghĩ và cảm xúc của người bệnh sẽ khiến họ nhận được sự quan tâm. 

Hãy trò chuyện với họ như những người bạn 
Hãy trò chuyện với họ như những người bạn

Các bác sĩ tâm lý cho biết, rối loạn nhân cách là một dạng rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Khi mắc chứng bệnh này, người mang bệnh phải mạnh mẽ vượt qua bệnh tật. Đồng thời còn phải tranh đấu để giành lại bản ngã nên quá trình điều trị khó khăn và kéo dài trong nhiều năm. Vì thế, sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng là rất quan trọng.

Chắc hẳn qua bài viết mọi người đã hiểu chứng rối loạn đa nhân cách là gì? Bệnh đa nhân cách là một dạng bệnh lý tâm thần phức tạp nên sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống người bệnh. Thế nên khi phát hiện những dấu hiệu bất thường về tâm lý hãy đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Trả lời