Dấu hiệu nhận biết cảm biến góc lái trên ô tô bị hư hỏng
Cảm biến góc lái hay còn gọi là cảm biến góc xoay vô-lăng, là một thành phần trong hệ thống cân bằng điện tử. Mỗi hãng xe khác nhau sẽ có một tên gọi khác nhau cho hệ thống cân bằng của mình. Cũng giống như những loại cảm biến khác trên xe thì cảm biến góc lái sau một thời gian sử dụng sẽ bị hư hỏng. Mặc dù là bộ phận được lắp tại vị trí ít tiếp xúc với bụi bẩn – dưới núm còi trên vô lăng.Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những dấu hiệu khi cảm biến hư hỏng.
Chức năng cảm biến góc lái
Cảm biến góc lái có vai trò ghi lại góc xoay của vô lăng và gửi tín hiệu này về ECU để hệ thống biết người lái đang muốn xe di chuyển về phía nào. Dữ liệu này sẽ được sử dụng để giúp cho xe cân bằng khi vào cua gấp và tránh được những vật cản bất ngờ.
Dấu hiệu nhận biết cảm biến góc lái bị hư hỏng
Đèn báo hệ thống cân bằng điện tử
Hệ thống cân bằng điện tử hỏng hóc
Đây là dấu hiệu phổ biến mà người dùng có thể nhận thấy khi cảm biến góc lái có vấn đề. Nhờ hệ thống cân bằng điện tử trên xe sử dụng tín hiệu từ các cảm biến như: Cảm biến góc lái, cảm biến tốc độ bánh xe hay cảm biến gia tốc ngang để biết được hướng lái của vô lăng và hướng thực tế xe đang di chuyển.
Từ đó mà điểu khiển phanh các bánh xe sao cho xe cân bằng và ổn định nhất.
Khi cảm biến góc lái bị hư hỏng, đèn cảnh báo sẽ bật sáng khi hệ thống đang hoạt động.
Vô lăng nhẹ
Cảm biến góc lái được dùng nhằm giám sát các hoạt động và tín hiệu về góc xoay vô-lăng cung cấp. Nếu như cảm biến có vấn đề, đặt sai góc hay hư hỏng thì tín hiệu được gửi về ECU sẽ sai lệch. Kéo theo đó là tín hiệu điều khiển cũng bị sai lệch.
Xem thêm: Van hằng nhiệt – bộ phận không thể thiếu trong động cơ ô tô
Vô-lăng có tình trạng nhẹ hơn so với thông thường
Trong một số trường hợp thì cảm biến góc lái hư hỏng sẽ khiến vô-lăng có thể nhẹ đi. Nếu thấy có hiện tượng này, chủ xe cần mang xe ngay tới những gara ô tô để kiểm tra, sửa chữa.
Vấn đề với cảm giác lái
Nếu các góc đặt bị điều chỉnh sai lệch sẽ ảnh hưởng tới cảm giác lái khi xoay vô-lăng. Do đó cần điều chỉnh lại góc đặt bánh xe hoặc thay thế các bộ phận của hệ thống lái. Sau đó cũng nên đặt lại góc xoay vô-lăng về vị trí trung tâm để cảm biến không bị lỗi.
Bên cạnh đó, những sai lệch về góc đặt cảm biến cũng khiến đèn báo hệ thống cân bằng điện tử bật sáng. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo người dùng mau chóng đem xe tới các tiệm sửa xe sớm nhất có thể.
Cảm giác lái không thật
Các bước tự cài đặt lại cảm biến góc lái
Bên cạnh việc đem xe tới những trung tâm, gara ô tô sửa chữa thì việc cài đặt cảm biến là một trong những trường hợp mà chủ xe có thể chủ động sửa chữa khi gặp phải.
Bước 1: Xóa dữ liệu được thiết đặt về điểm 0
-Tắt chìa khóa
-Kiểm tra vô-lăng ở vị trí thẳng không
-Kiểm tra cân số có ở vị trí N hoặc P
-Bật chìa khóa
-Tất cả các đèn cảnh báo và đèn báo sẽ bật lên trong 3 giây để cho người dùng biết rằng việc kiểm tra ban đầu đã hoàn tất.
-Kết nối và ngắt kết nối giữa chân số 4 và số 12 của giắc DLC (giắc chẩn đoán) từ 4 lần trở lên trong vòng 8 giây.
Điều chỉnh cảm biến góc lái
Bước 2: Thực hiện cài đặt điểm 0 của cảm biến gia tốc xoay
-Tắt chìa khóa
-Kiểm tra vô lăng lái có ở vị trí thẳng không
-Sau đó kiểm tra cần số ở vị trí N hoặc P
-Tiếp theo là kết nối chân số 4 và số 12 của DLC
-Bật chìa khóa
-Sau khi việc kiểm tra đã hoàn tất, nên giữ xe đứng yên trên bề mặt phẳng trong vòng 5 giây trở lên.
-Cuối cùng kiểm tra xem đèn báo trơn trượt sáng lên trong vài giây sau đó nhấp nháy ở chế độ kiểm tra.
Lưu ý:
– Thực hiện lại việc cài đặt lại điểm 0 nếu đèn báo trơn trượt không nhấp nháy.
-Việc cài đặt lại điểm 0 chỉ được thực hiện một lần sau khi hệ thống vào chế độ kiểm tra.
-Cài đặt không thể thực hiện lại được cho đến khi dữ liệu lưu trữ bị xóa đi.
-Cuối cùng là ngắt chìa khóa và ngắt kết nối chân số 4, 12 khỏi giắc chẩn đoán.
Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp người đọc có những hiểu biết cơ bản nhất về cảm biến góc lái cũng như những dấu hiệu nhận biết khi hệ thống này xuất hiện những hư hỏng. Từ đó nhanh chóng có những biện pháp xử lý để xe vận hành ổn định nhất có thể.